Nhật Bản nới quy định về chuyển nơi thực tập của thực tập sinh
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, ngày 1/11/2024, Bộ Tư pháp và Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã sửa đổi và ban hành các quy định mới trong Hướng dẫn thực hiện chương trình thực tập kỹ năng.
Trong đó, có việc đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi nơi thực tập cho thực tập sinh người nước ngoài khi gặp trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, làm rõ các tình huống, hành vi được coi là trường hợp bất khả kháng.
1. Các tình huống, hành vi được coi là trường hợp bất khả kháng đã được quy định như sau: Thực tập sinh bị vi phạm nhân quyền, bị bạo hành, bị quấy rối (bị dùng lời nói thô bạo, xỉ nhục, lăng mạ, bị cưỡng ép, đe dọa, quấy rối phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ, quấy rối tình dục và lạm dụng quyền lực...).
Ngoài ra, công ty tiếp nhận có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng một cách nghiêm trọng hoặc ác ý, người lao động cũng được xác định là rơi vào trường hợp bất khả kháng. Đơn cử như việc công ty bố trí không đúng công việc, không trả lương đầy đủ, tịch thu hộ chiếu, ép làm thêm giờ kéo dài, yêu cầu làm việc vào ngày nghỉ lễ...
2. Về thủ tục chuyển đổi nơi thực tập, thực tập sinh có thể nộp đơn đề nghị chuyển đổi nơi thực tập tới nghiệp đoàn quản lý, hoặc công ty tiếp nhận kèm theo các tài liệu chứng minh mình thuộc “trường hợp bất khả kháng” như bản ghi âm, hình ảnh... Khi nhận được đơn, nghiệp đoàn quản lý phải tiếp nhận, xem xét, xử lý, báo cáo Tổ chức OTIT (Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế) và phản hồi kết quả cho thực tập sinh.
3. Đối với quy định về quản lý cư trú áp dụng cho thực tập sinh khi đang tiến hành thủ tục chuyển đổi nơi thực tập hoặc không tìm được nơi thực tập mới:
- Trường hợp đang tiến hành thủ tục chuyển đổi nơi thực tập, sẽ cho phép thực tập sinh làm việc tạm thời trong giới hạn 28 giờ/tuần nếu cần thiết.
- Trường hợp không tìm được nơi thực tập mới và thực tập sinh mong muốn chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định, cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ cấp tư cách lưu trú tạm hoạt động đặc định, để hỗ trợ chờ chuyển sang tư cách kỹ năng đặc định.
4. Trách nhiệm của nghiệp đoàn quản lý về việc hướng dẫn cho thực tập sinh về thủ tục chuyển đổi nơi thực tập:
Trong khóa đào tạo tập trung sau khi nhập cảnh, nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm phải giải thích cho thực tập sinh hiểu về quyền được chuyển đổi nơi thực tập khi gặp trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, hướng dẫn về các hành vi được coi là vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, bị bạo hành... cũng như quy trình nộp đơn chuyển đổi nơi thực tập.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ VỚI ĐỘI NGŨ PMK TRAINING:
Điện thoại: 02963.606.616 - Hotline: 0919.060781
- HAKEN LÀ GÌ? NÊN LÀM VIỆC CHO CÔNG TY HAKEN NHẬT KHÔNG? - 11/09/2023
- TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN - 11/09/2023
- ĐƯỢC VÀ MẤT KHI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN - 11/09/2023
- 6 CÁCH XIN CHÀO TIẾNG NHẬT THÔNG DỤNG PHÙ HỢP TRONG NHIỀU TÌNH HUỐNG - 11/09/2023
- 30+ LỜI CHÚC NĂM MỚI BẰNG TIẾNG NHẬT Ý NGHĨA DÀNH TẶNG NGƯỜI THÂN, ĐỐI TÁC, BẠN BÈ - 11/09/2023
- HIỂU RÕ VỀ XKLĐ NHẬT BẢN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG - 11/09/2023
- Thông tin cần biết về XKLĐ Nhật Bản - 11/09/2023
- BÍ QUYẾT CHỌN ĐƠN HÀNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN - 11/09/2023
- Top 11 ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản lương cao nhất 2024 - 11/09/2023
- THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI KHÁM SỨC KHỎE XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - 11/09/2023
- Quy trình thủ tục đi XKLĐ Nhật Bản - 11/09/2023